Hai chất liệu quen thuộc thường thấy ở các thiết bị công nghiệp hoặc máy chế biến thực phẩm là inox 201 và 304. Nhiều người đã nghe đến tên nhưng chưa chắc biết rõ về hai loại inox này. Liệu inox loại nào tốt hơn, khác nhau ở đâu và nên mua loại nào? Cùng Nồi Phở Điện Thái Long tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
- 1 12 Cách Phân Biệt Inox 201 Và 304
- 1.1 Dựa Vào Hàm Lượng Chromium
- 1.2 Dựa Vào Hàm Lượng Nickel
- 1.3 So Sánh Inox 304 Và 201 Bằng Độ Cứng
- 1.4 Độ Bóng Của Inox 304 Và 201
- 1.5 Khác Biệt Giữa Inox 304 Và 201 Về Màu Sắc
- 1.6 So Sánh Sức Bền Của 2 Loại Inox
- 1.7 Khả Năng Chống Ăn Mòn Của Chúng
- 1.8 Khác Biệt Về Độ Dẫn Nhiệt
- 1.9 Giá Thành Của Inox 201 Và 304
- 1.10 Phân Biệt Độ Dày Của 2 Loại Inox
- 1.11 Dùng Axit Để Phân Biệt
- 1.12 Dùng Nam Châm Để Phân Biệt
- 2 Có Thể Phân Biệt Inox 201 Và 304 Bằng Mắt Thường?
- 3 Nên Dùng Inox 201 Hay Inox 304?
- 4 Ứng Dụng Khác Nhau Của Inox 201 Và 304 Trong Đời Sống
12 Cách Phân Biệt Inox 201 Và 304
Để phân biệt inox 201 và 304 bạn có thể dựa vào 12 cách sau đây.
Dựa Vào Hàm Lượng Chromium
Mặc dù đều là inox nhưng thành phần của inox 201 và 304 khác nhau, đặc biệt là hàm lượng Chromium. Inox 201 có hàm lượng Chromium thấp hơn, chứa khoảng 16-18%. Trong khi đó Inox 304 có ít nhất là 18% Chromium, do đó độ bền và chống ăn mòn cao hơn inox 201.
Dựa Vào Hàm Lượng Nickel
Yếu tố tiếp theo trong thành phần của inox 201 và 304 là hàm lượng Nickel. Inox 304 có hàm lượng Nickel cao hơn, thường là 8%-10% nên khả năng chịu nhiệt tốt và độ bóng cao. Inox 201 chỉ chứa khoảng 1% Nickel giúp giảm chi phí sản xuất nhưng độ bóng và độ bền không cao. Do đó inox 201 cũng là loại có giá thành rẻ hơn vì hàm lượng Nickel thấp.
So Sánh Inox 304 Và 201 Bằng Độ Cứng
Độ cứng của inox được đo bằng thang đo Rockwell gồm các cấp bậc A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T, S. Thực tế không phải phân biệt inox 201 và inox 304 dựa vào độ cứng mà là dựa vào hàm lượng hóa học, độ dẻo và khả năng chống ăn mòn. Về những yếu tố này thì inox 304 đều chiếm ưu thế khi chống oxy hóa tốt, độ dẻo cao. Inox 201 có độ cứng thấp hơn nên khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa cũng thấp.
Độ Bóng Của Inox 304 Và 201
Do hàm lượng Nickel nhiều hơn nên inox 304 có độ bóng cao hơn so với inox 201. Tuy nhiên bạn không thể phân biệt chúng bằng mắt thường mà phải sử dụng các thiết bị đo chuyên nghiệp như máy đo độ bóng gương để đánh giá.
Khác Biệt Giữa Inox 304 Và 201 Về Màu Sắc
Inox 304 thường sáng hơn so với inox 201, độ bóng cũng cao hơn và có thêm ánh xanh. Inox 201 cũng có màu sáng nhưng không bóng, nhìn màu bạc hơi mờ. Tuy nhiên màu sắc có thể bị ảnh hưởng từ quá trình sản xuất, bề mặt gia công hoặc quá trình vận chuyển và bảo quản nên bạn không thể chỉ dựa vào yếu tố này để phân biệt.
So Sánh Sức Bền Của 2 Loại Inox
Bạn có thể dựa vào các phương pháp kiểm tra độ cứng, độ bền kéo và độ bền uốn để xác định sức bền của 2 loại inox này, từ đó phân biệt. Inox 304 có sức bền cao hơn so với inox 201 nên được sử dụng nhiều trong ứng dụng y tế, công nghiệp thực phẩm và xây dựng.
Khả Năng Chống Ăn Mòn Của Chúng
Khả năng chống ăn mòn cũng là yếu tố quan trọng để bạn phân biệt và lựa chọn một trong hai loại inox này. Inox 201 chứa ít Nickel hơn inox 304 nên khả năng chống ăn mòn không cao. Trong khi đó inox 304 được đánh giá là loại inox chống ăn mòn tốt nhất hiện nay với hàm lượng Cr và Nickel nhiều hơn.
Khác Biệt Về Độ Dẫn Nhiệt
Độ dẫn nhiệt của inox 304 là 16,2 W/m.K và được coi là một trong những loại inox có khả năng dẫn nhiệt tốt. Độ dẫn nhiệt của inox 201 là 12,4 W/m.k và tất nhiên không tốt bằng inox 304.
Giá Thành Của Inox 201 Và 304
Trên thị trường hiện nay giá thành của inox 304 thường cao hơn so với loại 201 do thành phần hợp kim xịn sò hơn, nhiều Cr và Nickel nên độ bền, khả năng chống ăn mòn cao và dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên nếu bạn không quan tâm tới vấn đề chống ăn mòn cao hay độ bền thì nên lựa chọn inox 201 để tiết kiệm chi phí.
Phân Biệt Độ Dày Của 2 Loại Inox
Độ dày của inox được đo bằng mm hoặc inch và loại 304 dày hơn loại 201. Do đó bạn có thể dựa vào mục đích sử dụng để lựa chọn loại có độ dày phù hợp. Độ dày của inox 304 là 0,5mm – 6mm, dùng cho những sản phẩm yêu cầu về độ bền và độ cứng cao. Độ dày của inox 201 là 0,3mm – 3mm, dùng cho sản phẩm không yêu cầu cao về độ bền và độ cứng.
Dùng Axit Để Phân Biệt
Một cách phân biệt inox 201 và 304 cho kết quả nhanh chóng nhưng khá nguy hiểm là dùng axit. Do đó khi dùng phương pháp này chúng tôi khuyến cáo bạn phải có đồ bảo hộ và dụng cụ chuyên dụng.
Cách test là lần lượt nhúng từng mẫu thử vào axit H2SO4 đậm đặc và để trong vòng 1 phút. Mẫu thử nào sủi bọt khí màu xanh là inox 201 và mẫu nào bọt khí không đổi màu là inox 304.
Dùng Nam Châm Để Phân Biệt
Một cách phân biệt đơn giản nhưng không chính xác lắm là dựa vào lực hút của nam châm. Inox 304 sẽ không hút nam châm còn inox 201 sẽ hút nhẹ nam châm. Tuy nhiên bạn không thể dùng cách này khi inox đã hình thành sản phẩm vì nó sẽ không chính xác nữa.
Có Thể Phân Biệt Inox 201 Và 304 Bằng Mắt Thường?
Inox 304 có độ bóng và mịn cao hơn so với inox 201, tuy nhiên việc phân biệt hai loại inox này bằng mắt thường là khá khó bởi các sản phẩm inox được gia công và xử lý có thể có bề mặt giống nhau. Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm thì tốt nhất nên dùng một số phương pháp trên để so sánh inox 201 và 304 để lựa chọn cho đúng.
Nên Dùng Inox 201 Hay Inox 304?
- Khả năng chống ăn mòn: Inox 304 có hàm lượng Crom và Niken cao hơn nên khả năng chống ăn mòn của Inox 304 sẽ tốt hơn hẳn Inox 201.
- Khả năng chịu nhiệt: Khả năng chịu nhiệt của Inox 304 tốt hơn, không bị ăn mòn do nhiệt độ cao.
- Khả năng gia công: Độ dẻo dai và cứng của Inox 201 thấp hơn Inox 304 nên lực cắt dành cho 201 không quá nhiều. Inox 304 có độ dẻo dai linh hoạt hơn, được ứng dụng nhiều trong các thiết bị cao cấp, tuy nhiên vì độ cứng nên lực cắt sẽ nhiều hơn.
- Từ tính: Cả Inox 201 và 304 đều có điểm cộng đó là không có từ tính, tức là không bị ảnh hưởng bởi nam châm hoặc từ trường.
- Tính dẫn điện: Cả Inox 201 và 304 đều có khả năng chống ăn mòn và oxy hoá tốt, tuy nhiên so về khả năng cách điện thì Inox 201 có phần tốt hơn vì trong Inox 201 có hàm lượng Mangan cao hơn.
- Giá cả: Inox 304 được ứng dụng nhiều hơn vì khả năng linh hoạt của nó, tuy nhiên Inox 304 hoặc các sản phẩm làm từ nó sẽ có giá thành cao hơn so với Inox 201.
Inox 201 và 304 mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó. Khả năng chống ăn mòn trong môi trường hàm lượng muối cao và chịu nhiệt của Inox 304 tốt hơn nên thường được ứng dụng trong các thiết bị chịu nhiệt độ cao như nồi nấu bằng điện. Còn Inox 201 có tính chống ăn mòn không được cao nhưng độ mềm dẻo của nó lại được hơn Inox 304 và giá thành cũng rẻ hơn.
Ứng Dụng Khác Nhau Của Inox 201 Và 304 Trong Đời Sống
Do thành phần và tính chất khác nhau nên ứng dụng cả inox 201 và inox 304 trong đời sống cũng khác biệt. Theo đó inox 201 giá thành thấp được dùng trong các vật dụng không yêu cầu cao về độ bền, những vật dụng nhỏ trong nhà như lưới chống muỗi, lưới chống côn trùng, sàn lọc.
Inox 304 chất lượng cao, giá thành cao hơn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chất liệu chính của các thiết bị bếp công nghiệp hoặc máy chế biến thực phẩm. Những sản phẩm điển hình của loại Inox 304 này có thể kể đến như nồi phở điện, nồi nấu cháo công nghiệp, nồi nấu rượu bằng điện, nồi tráng bánh cuốn, máy ép mía, xe nước mía, tủ nấu cơm công nghiệp,…
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu được nhiều hơn về inox 201 và 304, nắm được các thành phần cũng như tính chất, từ đó phân biệt được loại nào tốt hơn và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên nếu đầu tư vào các thiết bị công nghiệp, kinh doanh sản xuất thì Thái Long khuyên bạn nên lựa chọn những sản phẩm được làm từ inox 304 để có trải nghiệm tốt nhất.
Pingback: Nồi Nấu Rượu Bằng Điện | Nồi Phở Điện