Rượu gạo là một trong những loại rượu truyền thống lâu đời của Việt Nam, không chỉ có mặt trong các dịp lễ, Tết quan trọng mà còn xuất hiện trong những bữa cơm hằng ngày của gia đình. Nấu rượu gạo tại nhà là cách giúp bạn điều chỉnh hương vị cũng như an tâm hơn về nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu được điều đó, trong bài viết này Nồi Phở Điện Thái Long sẽ hướng dẫn bạn cách nấu rượu gạo chi tiết từ A-Z đồng thời chia sẻ một số bí quyết để nấu được thành phẩm ngon nhất.
Mời bạn xem thêm:
- Bí Quyết Mở Quán Cơm Bình Dân Thu Về 30 – 40 Triệu Đồng Mỗi Tháng
- [ HOT ] Bí Quyết Mở Quán Cơm Tấm Lợi Nhuận Khủng
Nội Dung Chính
Nguyên Liệu Và Dụng Cụ Nấu Rượu Truyền Thống
Nguyên liệu nấu rượu gạo cực kỳ đơn giản, chỉ gồm gạo và men rượu. Đối với gạo bạn chọn gạo nếp hoặc gạo tẻ, mỗi loại sẽ cho ra một hương vị riêng. Nếu nấu bằng gạo nếp thì chọn nếp cái hoa vàng, gạo tẻ thì chọn gạo quy năm, tạp dao, khang dân,… Yêu cầu chung là chọn gạo/nếp hạt mẩy, đều nhau, nguyên cám và không dùng gạo đã xay xát bằng máy.
Men gạo cũng là một nguyên liệu cực kỳ quan trọng quyết định đến thành phẩm cuối cùng. Lưu ý phải chọn men có vỏ ngoài đốm đen ở các khe và mùi thơm nhẹ, không chọn men có màu trắng ngần. Đặc biệt phải mua ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng rượu.
>>Xem thêm: Tiết Lộ Cách Nấu Rượu Ngô Chuẩn Vị Tây Bắc Với 5 Bước Đơn Giản
Ngoài nguyên liệu thì bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ để nấu được rượu gạo như sau:
- Nồi nấu rượu bằng điện
- Nồi nấu cơm hoặc tủ nấu cơm
- Nong, nia, khay để đổ cơm ra cho nguội
- Thiết bị lọc tinh
- Dụng cụ đựng men
- Dụng cụ ủ cơm rượu: Chum vại, thùng chứa lớn
- Chai đựng rượu
Quy Trình Nấu Rượu Gạo Từ A -Z
Quy trình nấu rượu gạo gồm 5 bước dưới đây:
Bước 1: Nấu Cơm Rượu
Bước đầu tiên trong quy trình là nấu cơm rượu. Sau khi đã chọn mua được gạo bạn vo sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Nấu cơm theo tỷ lệ 1 nước : 1 gạo, đảm bảo cơm chín đều mà không chị nhão hoặc bị lỏng. Ở bước này nếu là cơ sở kinh doanh sản xuất số lượng lớn, bạn nên dùng tủ nấu cơm rượu hoặc nồi nấu cỡ lớn để tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Sau khi cơm đã chín thì vớt ra nong, nia hoặc khay to để cơm nguội.
Bước 2: Trộn Men Rượu
Bánh men thường có lớp trấu bên ngoài và bạn cần loại bỏ lớp trấu này rồi đập nhỏ men. Cơm đã nguội bớt thì mới trộn với men, trộn đều đến khi men phủ đầy hạt gạo là được. Tỷ lệ gạo, men là 25 – 30g men/ 1kg gạo.
Bước 3: Ủ Men Rượu
Quá trình rượu lên men có 2 giai đoạn là lên men hở và lên men kín.
- Lên men hở hiểu đơn giản là ủ bên ngoài, chưa cần cho vào chum vại kín, ủ trong khoảng 10-15 phút sau khi đã trộn men gạo với nhau, sau đó vun thành đống và phủ khăn vải lên trên giữ ở nơi thoáng mát. Đây thực chất là quá trình để Enzyme Amylase xúc tác nhằm phân tinh bột.
- Lên men kín tức là giai đoạn ủ trong chum vại sau khi cơm rượu đã có mùi thơm nhẹ và ăn thử có vị ngọt, hơi cay. Ủ cơm trong chum vại đậy kín trong khoảng 12 – 15 ngày.
Bước 4: Chưng Cất
Để chưng cất rượu khỏe mà đảm bảo hơn, bạn có thể sử dụng nồi nấu rượu dùng điện. Chỉ cần cho bỗng rượu (cơm rượu đã ủ) vào khoang trong cùng của nồi nấu, đậy nắp và siết chặt các ốc cố định nắp, thân nồi. Sau đó kết nối với nguồn điện và cài đặt thời gian nấu là được, không cần phải canh lửa như nấu bằng bếp gas hoặc bếp củi. Cách chưng cất chuẩn nhất là chưng 3 lần:
- Lần đầu tiên: Cho rượu gốc nồng độ 55 – 65 độ khá nặng, gây hại cho sức khỏe và dễ ngộ độc. Do đó rượu này không nên uống mà có thể dùng để ngâm với các nguyên liệu khác.
- Lần thứ hai: Cho rượu giữa có nồng độ 35 – 45 độ là loại để uống hoặc bán ra thị trường.
- Lần thứ ba: Cho rượu có nồng độ cồn cực thấp và gần như không còn hương vị của rượu nữa. Do đó bạn có thể tận dụng pha với rượu gốc để hạ nồng độ.
Bước 5: Lọc Rượu
Rượu mới nấu xong thường có tạp chất nên cần lọc qua thiết bị lọc cho trong đồng thời loại bỏ bớt độc tố. Rượu lọc xong được bảo quản trong bình, chai, lọ đóng kín nắp và để ở nơi ít ánh sáng, càng để lâu thì rượu gạo càng ngon.
Mẹo Để Nấu Được Rượu Gạo Ngon
Với quy trình 5 bước như trên, Thái Long tổng hợp được cách để nấu được rượu gạo ngon cũng như một số lưu ý quan trọng như sau:
- Chọn nguyên liệu chất lượng, đặc biệt là gạo không bị sâu mối hay có dư lượng chất hóa học.
- Nước nấu rượu phải sạch, tốt nhất là dùng nước giếng khoan.
- Chọn men thuốc Bắc nấu rượu sẽ không có hóa chất và thơm ngon hơn.
- Mua nồi nấu rượu bằng điện làm bằng inox ở địa chỉ uy tín.
- Thực hiện đúng quy trình nấu rượu gạo, khử độc đầy đủ.
- Muốn rượu ngon hơn thì bảo quản trong chum sành rồi chôn dưới đất 100 ngày.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Rượu
Có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng rượu mà bạn nên biết:
- Nguồn gạo: Đường hóa có thể coi là giai đoạn quyết định độ ngon của rượu. Hệ vi sinh vật trong men rượu có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng rượu. Do đó phải chọn gạo ngon và ủ đúng cách.
- Nguồn nước: Nước được sử dụng xuyên suốt các công đoạn xử lý nguyên liệu, nấu, pha loãng rượu nên cần phải là nước sạch.
- Nhiệt độ thời tiết: Nhiệt thích hợp là 30 – 35 độ C, giúp lên men nhanh và kết thúc sớm.
Công Dụng Rượu Nếp Gạo
Tưởng chừng như là một loại đồ uống có hại cho sức khỏe nhưng thực tế rượu nếp lại có một số công dụng mà bạn không ngờ tới:
- Bồi bổ cơ thể và kích thích tiêu hóa.
- Có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh trực tràng, làm ấm bụng, tốt cho người yếu bao tử và tiêu hóa kém.
- Tốt cho tim mạch, giúp lưu thông các mạch máu tốt hơn.
- Chứa Vitamin B cấp ẩm và cấp dưỡng chất tốt cho da.
- Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường.
Tất nhiên công dụng của rượu nếp gạo chỉ phát huy khi bạn sử dụng đúng liều lượng, uống vừa phải và không lạm dụng nếu không sẽ có hại cho cơ thể.
Trên đây là cách nấu rượu gạo ngon, chuẩn mà Thái Long muốn chia sẻ, hy vọng bạn sẽ cho ra đời được những mẻ rượu chất lượng để thưởng thức cùng gia đình, bạn bè hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hãy luôn nhớ uống rượu có trách nhiệm và chú ý đến sức khỏe bạn nhé!
Pingback: Nồi Nấu Rượu Bằng Điện | Nồi Phở Điện